Tự mình chinh phục núi Phú Sĩ – ngọn núi cao nhất và nổi tiếng nhất của Nhật Bản – là một trải nghiệm khó quên đến suốt cuộc đời. Nhưng cần chuẩn bị những gì để hành trình này thật thuận lợi và vui vẻ? Hãy để BlogAnChoi tư vấn cho bạn những tip cực hay trong bài viết này nhé!

Nhiều người cho rằng ngọn núi Phú Sĩ cao đến 3776 mét nhìn từ xa sẽ đẹp và hùng vĩ hơn nhiều so với khi lại gần, nhưng thực tế cảm giác leo lên đỉnh núi vào buổi sáng tinh sương và đứng giữa hàng trăm người khác cùng chung niềm đam mê thám hiểm để ngắm nhìn quang cảnh tuyệt diệu vào một ngày đẹp trời sẽ khiến bạn sung sướng đến mức muốn hét lên thật to đấy!

Leo núi Phú Sĩ vào thời điểm nào là đẹp nhất?

Bạn đã sẵn sàng tận hưởng chuyến chinh phục "nóc nhà" của Nhật Bản rồi chứ? (Ảnh: Internet).
Bạn đã sẵn sàng tận hưởng chuyến chinh phục “nóc nhà” của Nhật Bản rồi chứ? (Ảnh: Internet).

Từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 9 là “mùa leo núi” chính thức, bởi đó là lúc những tuyến đường đi lên đỉnh Phú Sĩ cũng như những cơ sở vật chất khác của khu vực này được mở cửa hoạt động. Đó cũng là thời điểm ngọn núi hoàn toàn không có tuyết rơi, tiết trời dễ chịu, các phương tiện giao thông công cộng dễ dàng tiếp cận và những lều trại trên núi Phú Sĩ có người điều hành.

Chọn đúng thời điểm sẽ giúp bạn được ngắm nhìn những khung cảnh đẹp và tận hưởng thời tiết ôn hòa (Ảnh: Internet).
Chọn đúng thời điểm sẽ giúp bạn được ngắm nhìn những khung cảnh đẹp và tận hưởng thời tiết ôn hòa (Ảnh: Internet).

Nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm leo núi thì nên chọn đi vào mùa leo núi chính thức, thời gian cụ thể sẽ thay đồi tùy từng năm và từng tuyến đường cụ thể. Trong những năm gần đây lịch trình thường rơi vào từ ngày 1/7 tới 10/9 đối với tuyến đường Yoshida và từ 10/7 đến 10/9 đối với các tuyến Subashiri, Gotemba và Fujinomiya.

Leo núi Phú Sĩ là hoạt động trải nghiệm rất được ưa chuộng không chỉ đối với người dân Nhật Bản. Thực tế các du khách nước ngoài chiếm tới khoảng một phần ba tổng số người muốn chinh phục ngọn núi biểu tượng này. Mùa cao điểm rơi vào kỳ nghỉ hè của học sinh thường kéo dài từ 20/7 đến cuối tháng 8. Đặc biệt núi Phú Sĩ sẽ cực kỳ đông đúc vào tuần lễ Obon giữa tháng 8, thời điểm các phượt thủ thậm chí phải xếp hàng dài chờ đợi ở một vài tuyến đường leo núi!

Cảnh "tắc đường" khủng khiếp trên núi Phú Sĩ vào mùa cao điểm (Ảnh: Internet).
Cảnh “tắc đường” khủng khiếp trên núi Phú Sĩ vào mùa cao điểm (Ảnh: Internet).

Mặc dù chọn đúng thời điểm để tránh đám đông có thể là một ý hay, nhưng khi đó bạn cũng có thể bỏ lỡ mất một trong những yéu tố thú vị nhất của hoạt động leo núi Phú Sĩ, đó là cảm giác “cùng chung chí hướng” với hàng trăm người đam mê khám phá thiên nhiên giống như mình đến từ khắp nơi trên thế giới.

Leo núi cùng với những người bạn nước ngoài là cảm giác rất thú vị! (Ảnh: Internet).
Leo núi cùng với những người bạn nước ngoài là cảm giác rất thú vị! (Ảnh: Internet).

Do vậy nếu muốn tránh đám đông nhưng không làm mất đi sự vui vẻ náo nhiệt khi leo núi, lời khuyên dành cho bạn là hãy đi vào những ngày không phải cuối tuần của nửa đầu tháng 7, trước khi bắt đầu kỳ nghỉ hè của các trường học. Điểm trừ của khung thời gian này là thời tiết có thể hơi thất thường hơn so với cuối tháng 7.

Cảnh tượng tuyệt đẹp khi ngắm nhìn từ đỉnh núi Phú Sĩ lúc bình minh (Ảnh: Internet).
Cảnh tượng tuyệt đẹp khi ngắm nhìn từ đỉnh núi Phú Sĩ lúc bình minh (Ảnh: Internet).

Mặc dù núi Phú Sĩ thường không có tuyết rơi từ cuối tháng 6 cho đến tháng 10 nhưng nhiệt độ trên đỉnh núi có thể hạ thấp xuống dưới 0 độ. Nếu không phải là người dày dạn kinh nghiệm leo núi thì bạn đừng nên đi vào cuối tháng 6 hoặc tháng 9 nhé, và nếu có tuyết rơi thì những thiết bị leo núi chuyên dụng sẽ là vật bất ly thân không thể thiếu được.

Từ tháng 10 cho đến giữa tháng 6 năm sau là khoảng thời gian rất nguy hiểm không nên leo núi Phú Sĩ vì có gió mạnh và thời tiết xấu, tuyết rơi, băng giá và nguy cơ có cả tuyết lở nữa.

Những tuyến đường lên đỉnh núi Phú Sĩ

Có nhiều con đường khác nhau dẫn bạn lên đỉnh của ngọn núi cao nhất Nhật Bản này (Ảnh: Internet).
Có nhiều con đường khác nhau dẫn bạn lên đỉnh của ngọn núi cao nhất Nhật Bản này (Ảnh: Internet).

Mỗi tuyến đường lên núi Phú Sĩ được chia thành 10 trạm, trạm 1 ở chân núi và trạm 10 ở trên đỉnh. Những con đường lát gạch chỉ kéo dài đến trạm thứ 5, tức nửa đường lên đến đỉnh, và có 4 trạm thuộc nhóm này nằm ở các phía khác nhau của núi Phú Sĩ thường được các du khách lựa chọn để bắt đầu cuộc hành trình:

Trạm Phú Sĩ Subaru (tỉnh Yamanashi)

  • Thuộc tuyến đường Yoshida
  • Độ cao: khoảng 2300 mét
  • Thời gian đi lên: 5-7 giờ
  • Thời gian đi xuống: 3-5 giờ
Trạm thứ 5 Phú Sĩ Subaru có quy mô lớn và đầy đủ tiện nghi (Ảnh: Internet).
Trạm thứ 5 Phú Sĩ Subaru có quy mô lớn và đầy đủ tiện nghi (Ảnh: Internet).

Đây là trạm được nhiều người lựa chọn nhất để leo lên đỉnh núi, và cũng là trạm dễ tiếp cận nhất nếu đi từ khu vực Ngũ Hồ Phú Sĩ hoặc trung tâm Tokyo. Có nhiều lều trại nằm dọc trên tuyến đường này tại trạm thứ 7 và 8, cùng với đó là tuyến đường đi lên và đi xuống tách biệt nhau. Nếu lựa chọn tuyến này bạn sẽ có cơ hội ngắm cảnh bình minh trên núi tuyệt đẹp nữa đấy!

Trạm Subashiri

  • Thuộc tuyến đường Subashiri
  • Độ cao: khoảng 2000 mét
  • Thời gian đi lên: 5-8 giờ
  • Thời gian đi xuống: 3-5 giờ
Trạm thứ 5 Subashiri trên đường lên núi Phú Sĩ (Ảnh: Internet).
Trạm thứ 5 Subashiri trên đường lên núi Phú Sĩ (Ảnh: Internet).

Trạm này là “căn cứ” của tuyến đường Subashiri, giao với tuyến Yoshida tại trạm thứ 8.

Trạm Gotemba (tỉnh Shizuoka)

  • Thuộc tuyến đường Gotemba
  • Độ cao: khoảng 1400 mét
  • Thời gian đi lên: 7-10 giờ
  • Thời gian đi xuống: 3-6 giờ
Trạm Gotemba ở thấp hơn so với các trạm khác (Ảnh: Internet).
Trạm Gotemba ở thấp hơn so với các trạm khác (Ảnh: Internet).

Đây là trạm thứ 5 có độ cao thấp nhất và do đó đường đi lên đỉnh núi sẽ dài hơn các trạm khác.

Trạm Fujinomiya (tỉnh Shizuoka)

  • Thuộc tuyến đường Fujinomiya
  • Độ cao: khoảng 2400 mét
  • Thời gian đi lên: 4-7 giờ
  • Thời gian đi xuống: 2-4 giờ
Từ trạm Fujinomiya bạn có thể nhìn thấy đỉnh núi rất gần (Ảnh: Internet).
Từ trạm Fujinomiya bạn có thể nhìn thấy đỉnh núi rất gần (Ảnh: Internet).

Đây là trạm thứ 5 gần với đỉnh núi Phú Sĩ nhất và là căn cứ của tuyến đường leo núi Fujinomiya nằm ở phía Nam.

Đi lên đỉnh núi Phú Sĩ có khó không?

Đi giữa ngàn mây trên đường lên đỉnh Phú Sĩ (Ảnh: Internet).
Đi giữa ngàn mây trên đường lên đỉnh Phú Sĩ (Ảnh: Internet).

Thực tế hành trình chinh phục đỉnh núi không đòi hỏi gì nhiều về kỹ năng leo núi. Chỉ có tại vài điểm mặt đất sẽ hơi dốc và nhiều đá hơn mà thôi. Những biển báo có rất nhiều dọc đường sẽ nhắc nhở bạn về những vấn đề như gió giật hay đá rơi, tuy nhiên thách thức lớn nhất của chuyến đi này là nó rất tốn sức và không khí sẽ loãng hơn rất nhiều khi bạn đi lên cao dần.

Có cần thuê hướng dẫn viên khi leo núi không?

Vì đường đi không quá khó khăn và lại có nhiều người khác cùng song hành với bạn trên đường vào mùa leo núi nên thường thì không cần có hướng dẫn viên. Tuy nhiên nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc không muốn bận bịu với việc lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi thì thuê hướng dẫn viên là lựa chọn tốt nhất.

Hướng dẫn viên sẽ giúp bạn chuẩn bị đồ đạc và chọn đường đi một cách tối ưu (Ảnh: Internet).
Hướng dẫn viên sẽ giúp bạn chuẩn bị đồ đạc và chọn đường đi một cách tối ưu (Ảnh: Internet).

Thời điểm nào trong ngày là đẹp nhất để leo núi Phú Sĩ?

Hầu hết mọi người thường chọn thời điểm đi lên sao cho ngắm được cảnh mặt trời mọc từ trên đỉnh núi. Ngoài ra buổi sáng sớm cũng là lúc ngọn núi này ít bị mây mờ che phủ nhất.

Để canh đúng thời gian như vậy, bạn hãy lên đến một lều trại trên núi tại trạm thứ 7 hoặc 8 vào ngày đầu tiên của hành trình và ngủ vài giờ trước khi tiếp tục trèo lên đỉnh vào sáng sớm ngày thứ hai. Lưu ý rằng mặt trời có thể mọc vào khoảng 4:30 đến 5:00 vào mùa hè nhé.

Bình minh tuyệt đẹp nhìn từ trên đỉnh núi Phú Sĩ (Ảnh: Internet).
Bình minh tuyệt đẹp nhìn từ trên đỉnh núi Phú Sĩ (Ảnh: Internet).

Một cách khác được nhiều người áp dụng là bắt đầu leo núi vào chiều tối từ trạm thứ 5 và đi suốt đêm để đến đỉnh vào lúc bình minh. Cách này tất nhiên tốn sức hơn và không được khuyến khích bởi sẽ khiến bạn có nguy cơ “say độ cao” hoặc chấn thương.

Bạn có thể trèo lên và trèo xuống núi Phú Sĩ trong cùng một ngày, nhưng việc này cũng không phải là cách tối ưu vì những lý do như đã kể trên. Hơn nữa trên núi cũng có rất ít chỗ che chắn để bạn tránh ánh nắng mặt trời và tầm nhìn cũng bị hạn chế rất nhiều vào ban ngày do mây mù thường xuyên phủ kín khắp nơi.

Leo núi vào ban đêm là một trải nghiệm rất thú vị nhưng cũng tốn sức lắm đấy! (Ảnh: Internet).
Leo núi vào ban đêm là một trải nghiệm rất thú vị nhưng cũng tốn sức lắm đấy! (Ảnh: Internet).

Một chuyến đi dạo quanh miệng núi lửa Phú Sĩ thường mất khoảng một giờ đồng hồ. Điểm cao nhất của ngọn núi (và cũng là của đất nước Nhật Bản) nằm ngay kế bên trạm đo thời tiết ở phía đối diện với tuyến đường Yoshida đi lên đỉnh núi.

Các khu trại trên núi Phú Sĩ

Các khu trại là chỗ nghỉ chân cho du khách leo núi Phú Sĩ (Ảnh: Internet).
Các khu trại là chỗ nghỉ chân cho du khách leo núi Phú Sĩ (Ảnh: Internet).

Dọc tuyến đường Yoshida có hơn một tá các khu trại nằm giữa trạm thứ 7 và 8, các tuyến khác có ít trại hơn. Một đêm nghỉ lại tại các trại này thường có chi phí khoảng 5000 yên Nhật cho một người và nếu tính cả 2 bữa ăn sẽ là khoảng 7000 yên. Các khu trại đặc biệt đông đúc vào mùa cao điểm.

Một vài trại còn cho phép những người leo núi không ở lại qua đêm có thể nghỉ ngơi tại đó với mức giá 1000-2000 yên mỗi giờ. Tại hầu hết các trại này bạn có thể mua được thức ăn, nước uống và các trang thiết bị leo núi như bình oxy chẳng hạn.

Cần chuẩn bị những gì khi leo núi?

Để tận hưởng một chuyến hành trình an toàn lên đỉnh núi Phú Sĩ, điều quan trọng là hãy mang theo đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. Một vài món đồ cực kỳ hữu ích mà bạn không nên quên mang theo trong balo của mình là:

Giày leo núi đúng chuẩn

Guày leo núi là món đồ không thể thiếu cho chuyến đi này (Ảnh: Internet).
Guày leo núi là món đồ không thể thiếu cho chuyến đi này (Ảnh: Internet).

Mặt đất dốc và đầy đá tại một số đoạn đường cùng với nguy cơ gió giật mạnh bất ngờ là lý do khiến bạn nên chuẩn bị sẵn những đôi giày tốt để bảo vệ bàn chân mình.

Bạn có thể mua giày leo núi với nhiều kiểu dáng đa dạng tại đây.

Quần áo đầy đủ

Một bộ quần áo leo núi tốt sẽ bảo vệ bạn trước thời tiết thất thường (Ảnh: Internet).
Một bộ quần áo leo núi tốt sẽ bảo vệ bạn trước thời tiết thất thường (Ảnh: Internet).

Hãy mang theo những loại đồ bảo hộ để chống lại nhiệt độ thấp và gió mạnh khi lên cao. Tại đỉnh núi nhiệt độ có thể xuống dưới 0 và gió mạnh càng làm bạn cảm thấy lạnh thêm. Đừng quên mang theo cả áo mưa nữa vì thời tiết có thể thay đổi thất thường, và găng tay cũng là vật dụng thiết yếu vừa để giữ ấm vừa đối phó với những đoạn đường dốc đầy đá khó leo.

Bạn có thể tìm mua các loại quần áo thích hợp cho việc leo núi tại đây.

Đèn chiếu sáng

Chiếc đèn sẽ soi đường cho bạn trong đêm tối nơi núi cao (Ảnh: Internet).
Chiếc đèn sẽ soi đường cho bạn trong đêm tối nơi núi cao (Ảnh: Internet).

Nếu bạn muốn leo núi vào buổi tối thì đèn sẽ là vật không thể thiếu được vào bất kỳ mùa nào, đặc biệt thời gian ngoài mùa cao điểm khi không có nhiều người xung quanh chiếu sáng giúp bạn. Nhiều người chọn mang theo loại đèn đeo trên đầu để hai tay có thể hoàn toàn thảnh thơi khi leo núi.

Bạn có thể tìm mua những chiếc đèn cực kỳ hữu ích này tại đây.

Thực phẩm

Phải nạp đủ năng lượng mới có sức leo núi chứ nhỉ! (Ảnh: Internet).
Phải nạp đủ năng lượng mới có sức leo núi chứ nhỉ! (Ảnh: Internet).

Tất nhiên bạn cần mang theo đủ đồ ăn thức uống khi leo núi, đặc biệt là trên những tuyến đường có ít lều trại. Các điểm dừng chân này cung cấp nhiều thực phẩm đa dạng nhưng giá cả sẽ tăng dần cùng với độ cao đấy! Một lưu ý quan trọng nữa là hãy chuẩn bị túi đựng rác để mang theo vì trên núi không có thùng rác công cộng nào đâu.

Tiền mặt

Bạn có thể sẽ cần một ít tiền mặt để mua nhu yếu phẩm và các trang thiết bị leo núi tại các lều trại dọc đường, đi vệ sinh hoặc cần tìm chỗ nghỉ khẩn cấp tại các điểm dừng này.

Gậy leo núi

Gậy leo núi giúp bạn đỡ mệt hơn trên những hành trình dài (Ảnh: Internet).
Gậy leo núi giúp bạn đỡ mệt hơn trên những hành trình dài (Ảnh: Internet).

Mặc dù món đồ này không phải là thứ bắt buộc nhưng nhiều người leo núi vẫn mua chúng để hỗ trợ mình trên đường lên đỉnh Phú Sĩ. Một chiếc gậy gỗ có giá khoảng 1500-2000 yên, ngoài ra bạn có thể chi thêm vài trăm yên để trang trí và thêm lớp bọc bên ngoài, biến chiếc gậy trở thành món đồ lưu niệm xinh xắn cho chuyến hành trình đáng nhớ này.

Hoặc bạn có thể tự mua cho mình một chiếc gậy leo núi rất đẹp tại đây.

Một vài lưu ý khác trên đường leo núi

  • Đừng ngắt cây bẻ cành!
  • Đừng mang những viên đá về làm kỷ niệm!
  • Và đừng tự ý cắm trại trên núi!

Phí “vào cổng” để leo núi Phú Sĩ

Khoản phí này dùng để duy trì hoạt động và bảo vệ môi trường trên núi Phú Sĩ (Ảnh: Internet).
Khoản phí này dùng để duy trì hoạt động và bảo vệ môi trường trên núi Phú Sĩ (Ảnh: Internet).

Trong mùa leo núi, bạn sẽ được yêu cầu đóng góp 1000 yên để chi trả cho những khoản phát sinh từ số lượng người rất đông đổ vể núi Phú Sĩ mỗi năm, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người leo núi.

Hãy cẩn thận với chứng say độ cao khi leo núi

Say độ cao là vấn đề nguy hiểm có thể gặp phải khi leo núi (Ảnh: Internet).
Say độ cao là vấn đề nguy hiểm có thể gặp phải khi leo núi (Ảnh: Internet).

Cơ thể con người cần có thời gian để thích nghi với sự tăng độ cao, nếu quá trình này diễn ra đột ngột sẽ khiến bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Để phòng tránh chứng say độ cao, tốt nhất bạn hãy lên núi với tốc độ vừa phải, uống đủ nước và thường xuyên dừng lại nghỉ chân dọc đường.

Bạn có thể nghỉ lại tại các khu trại để lấy sức leo tiếp (Ảnh: Internet).
Bạn có thể nghỉ lại tại các khu trại để lấy sức leo tiếp (Ảnh: Internet).

Một đêm nghỉ lại tại các lều trại của trạm thứ 7 hoặc 8 là cách tốt hơn so với đi thẳng một mạch từ chân lên đỉnh. Những bình oxy nhỏ được bán tại các trạm thứ 5 và các lều trại dọc dường sẽ là công cụ hữu ích để phòng tránh và giảm nhẹ tình trạng say độ cao, tuy nhiên giải pháp hiệu quả nhất là hãy xuống núi ngay lập tức bạn nhé!

Núi Phú Sĩ là kiệt tác của thiên nhiên Nhật Bản. Ngắm nhìn kỳ quan này từ xa đã là một cảm giác ấn tượng khó quên, và khi được tự mình chinh phục đỉnh núi bạn sẽ nhận ra cuộc sống luôn tràn đầy những niềm vui tuyệt vời nếu chúng ta sẵn lòng đi tìm và khám phá!

Mời bạn đọc tiếp các bài viết hấp dẫn khác của BlogAnChoi:

Hãy đón xem nhiều điểm đến thú vị được giới thiệu mỗi ngày tại BlogAnChoi bạn nhé!

Xem thêm

Khu rừng của Công chúa Mononoke sắp trở thành hiện thực với một điểm cắm trại tại đất nước Nhật Bản!

Nếu là fan của Ghibli và từng xem Công chúa Mononoke chắc bạn sẽ rất “ám ảnh” với khu rừng linh thiêng cùng những lều trại của dân làng người Nhật thời xưa đúng không? Và bạn đang tự hỏi sống giữa một nơi như vậy sẽ có cảm giác thế nào? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá một nơi ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
4 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phan Thanh Hoàng Yến

mình rất muốn đi đến đó mà chưa tiết kiệm đủ

Phan Thanh Hoàng Yến

Nhật nhiều cảnh đẹp quá

Phan Thanh Hoàng Yến

đúng trên đỉnh núi tuyệt lắm nhỉ ^^

Meow.Gaminz

ước gì đc đến 1 lần